Nội loạn ở phía tây Đường_Đức_Tông

Năm 779, tướng Hoài Tây[22]Lý Hi Liệt trục xuất tiết độ sứ Lý Trung Thần; Đức Tông phong Hoài Tây lưu hậu Lý Hi Liệt làm Tiết độ sứ Hoài Tây và tướng Mã Toại làm Tiết độ sứ vùng Hà Đông. Mã Toại ở vùng này nhanh chóng phát triển thế lực, đến hơn một năm sau đã có hơn ba vạn binh mã. Về phần Đức Tông cũng bất bình trước việc các Tiết độ sứ lộng quyền lúc vua cha còn tại vị, nên có ý diệt trừ bớt đi. Đầu tiên vào tháng 7 năm 779, Đức Tông bãi miễn Tiết độ sứ Tây Xuyên Thôi Ninh và Tiết độ sứ Vĩnh Bình Lý Miễn với danh nghĩa triệu họ về triều giữ chức Đồng bình chương sự. Sau đó, ông phong vương cho các hoàng tử và hoàng đệ; sang đầu năm 780, lập Tuyên vương Lý Tụng làm hoàng thái tử.[23]

Tiết độ sứ Tây Xuyên Thôi Ninh đã bị tước binh quyền và giam lỏng trong triều. Đến tháng 10, quân Thổ Phiên cùng Nam Chiếu tổng cộng hơn 10 vạn liên kết với nhau và phân tam đạo xâm nhập biên giới các châu Mậu, Phù, Văn, Lê, Nhã. Lúc đó Thôi Ninh còn ở triều, các tướng dưới quyền không thắng nổi địch, phải bỏ thành mà chạy, dân chúng cũng hoảng hốt bỏ trốn. Đức Tông cảm thấy lo lắng, bèn sai Tiết độ sứ Tây Xuyên Thôi Ninh về trấn nhưng Thôi Ninh từ chối. Đức Tông nghe theo phân tích của Dương Viêm, vẫn giữ Thôi Ninh lại, và cử 4000 cấm ninh do Lý Thịnh chỉ huy cùng với 5000 binh ở các vùng Bân, Lũng, Phạm Dương do Khúc Hoàn chỉ huy đến cứu Thục. Quân Đường đánh bại được quân Nam Chiếu, hơn 8-9 vạn binh Nam Chiếu và Thổ Phiên lại bị chết do đói rét ở đất Thục.

Trong khi đó, triều đình lại trọng dụng Chu ThửLý Hoài Quang, cử đi thu phục các châu Tần, Nguyên bị Thổ Phiên chiếm được trước đó. Đến năm 780, Chu Thử được phong ở bốn trấn, còn Hoài Quang cũng được trọng dụng Trong khi đó Lưu Văn Hỉ ở Kính châu[24] kháng lệnh triều đình, nên nhà Đường sai Chu Thử đến kiềm chế, do đó Thử càng được trọng dụng. Một thời gian sau Thổ Phiên sai sứ đến Trường An cầu hòa.

Chu Thử giao chiến với Lưu Văn Hỉ ở Kính châu đã nhiều trận nhưng không hạ được, tiền của cho việc binh đao cũng rất hao tốn, nên một số đại thần xin xá tội cho Lưu Văn Hỉ, nhưng Đức Tông vốn có ý loại trừ phiên trấn nên không nghe. Sau đó Lưu Hải là tướng dưới quyền của Văn Hỉ nổi dậy, đánh bại Văn Hỉ rồi cắt đầu nộp về Trường An. Trong khi đó Đức Tông cho hạ lệnh xây thành Phụng Thiên để phòng thủ mặt phía tây. Còn Chu Thử đang ở kinh thành cũng được phong tới chức Trung thư lệnh (tể tướng).

Thời Đường Đại Tông, trên lãnh thổ Đại Đường đã xuất hiện bốn trấn có thế lực lớn là Lý Chính Kỉ ở Bình Lư, Lý Bảo Thần ở Thành Đức[25], Điền Thừa Tự ở Ngụy Bác[26]Lương Sùng Nghĩa ở Sơn Nam Đông đạo[27], trong đó Bình Lư, Thành Đức và Ngụy Bác gọi là Hà bắc tam trấn. Bốn trấn liên kết cùng nhau, muốn thục hiện chế độ cha truyền con nối, khởi đầu là Điền Thừa Tự nhường chức cho cháu là Điền Duyệt. Đến đầu năm 781, Lý Bảo Thần ở Thành Đức mất, con là Lý Duy Nhạc xưng là Thành Đức lưu hậu, sai sứ đến Trường An cầu phong. Đức Tông sợ nếu chấp thuận thì các trấn khác cũng bắt chước, nên từ chối. Được tin đó, Lý Duy Nhạc liên kết với Điền Thừa Tự, Lý Chính Kỉ Lương Sùng Nghĩa(Những người vốn lo sợ số phận của mình e sẽ như Lưu Văn Hỉ) không nhận lệnh triều đình và bắt đầu cử binh tạo phản, loạn tứ trấn bùng nổ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_Đức_Tông http://www.sidneyluo.net/a/a16/012.htm http://www.sidneyluo.net/a/a16/013.htm http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%...